68 người đang online
°

Nghiệm thu nhiệm vụ nghiên cứu phòng trị bệnh do liên cầu khuẩn Streptococcus agalactiae bằng thảo dược trên cá rô phi giống

Đăng ngày 27 - 08 - 2021
Lượt xem: 150
100%

Ngày 18/6/2021, Sở KH&CN TP.HCM tổ chức Hội đồng nghiệm thu nhiệm vụ “Nghiên cứu phòng trị bệnh do liên cầu khuẩn Streptococcus agalactiae bằng thảo dược trên cá rô phi giống (Oreochromis spp.) nuôi tại thành phố Hồ Chí Minh”. Đây là nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và công nghệ thuộc Chương trình khoa học và công nghệ cấp thành phố, do Trung tâm Quan trắc môi trường và bệnh thuỷ sản Nam Bộ chủ trì, chủ nhiệm nhiệm vụ là ThS Đoàn Văn Cường.</p>

 



Mẫu cá bị bệnh

Sử dụng cao thảo dược trộn vào thức ăn theo hàm lượng phù hợp có tác dụng phòng, trị bệnh lồi mắt xuất huyết trên cá rô phi giống ở ngoài ao nuôi.

Nhóm nghiên cứu đã thu mẫu cá rô phi bị bệnh xuất huyết, lồi mắt trên địa bàn TP.HCM và các tỉnh Đồng Nai, Tiền Giang và Vĩnh Long để tìm tác nhân gây bệnh. Sau khi phân lập, sàng lọc và tiến hành định danh vi khuẩn bằng phương pháp sinh học phân tử, nhóm xác định vi khuẩn phân lập được từ cá rô phi giống bị bệnh lồi mắt, xuất huyết thu tại TP.HCM là Streptococcus agalactiae.

Từ 8 loại thảo dược (lá chùm ngây, xuyên tâm liên, củ hành tím, vỏ quế, gừng, lá tía tô, lá lốt, lá diếp cá), nhóm nghiên cứu đã tạo dịch chiết thảo dược có khả năng kháng khuẩn Streptococcus agalactiae.

Thử nghiệm trên cá rô phi giống tại ao (nuôi trong 8 tuần), tỷ lệ sống của cá ở nghiệm thức cho ăn thảo dược đạt 94,8± 0,7% so với nghiệm thức đối chứng đạt 89,2 ± 2,5%. Số cá chết ở nghiệm thức cho ăn thảo dược có tỉ lệ chết so với nghiệm thức đối chứng ít hơn 47%. Theo đó, nhóm đưa ra kết luận thức ăn cho cá rô phi giống có trộn thảo dược ở hàm lượng 20g dược liệu thô/kg thức ăn (hàm lượng cinamicadehyte 116,8 ± 1,4mg/kg thức ăn) có khả năng tăng tỷ lệ sống và hạn chế bị bệnh lồi mắt, xuất huyết.

Kết quả nghiên cứu của nhiệm vụ là cơ sở để sản xuất các loại dịch chiết thảo dược có khả năng kháng khuẩn cao, có khả năng bảo vệ cá rô phi giống kháng với vi khuẩn Streptococcus agalactiae gây bệnh xuất huyết, lồi mắt. Từ đó, nâng cao hiệu quả kinh tế và tính bền vững của nghề sản xuất giống cá rô phi (Oreochromis sp.).

Tin liên quan

Tin mới nhất

KẾ HOẠCH Thông tin tuyên truyền về Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn...(19/03/2024 3:37 CH)

KẾ HOẠCH Tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc...(19/03/2024 3:36 CH)

KẾ HOẠCH Tổ chức Hội nghị gặp mặt và đối thoại với doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận năm...(19/03/2024 9:49 SA)

Chào mừng kỷ niệm 114 năm ngày Quốc tế phụ nữ 8/3 và 1984 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng(07/03/2024 3:32 CH)

TB Về việc tuyển chọn tổ chức chủ trì, cá nhân chủ nhiệm đối với nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh (lần thứ 2)(20/02/2024 1:43 CH)